Site icon nonbo.net.vn

[Bí quyết] quy trình và cách dưỡng cá koi mới vào hồ

Chơi cá koi không phải chỉ bắt cá một lần rồi thả vào hồ cá koi và nuôi là xong, mà cần phải loại những con chưa ưng ý và bổ sung thêm những con khác để bù vào hoặc đơn giản chỉ là bổ sung thêm cho hồ những con cá còn thiếu.

Mỗi lần thả cá koi mới và bắt cá cũ có thể mang đến những rủi ro không mong muốn. Vậy quy tình thả cá và cách dưỡng cá koi khi mới vào hồ như thế nào để 99% cá không bị chết? Nonbo xin được chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Có thể anh em quan tâm: Cách nuôi và chăm sóc cá koi chi tiết nhất

Vì sao cần phải cách ly cá khi cá koi mới về hồ?

Trước khi thực hiện quy trình thả cá koi, cần phần cách ly cá koi bởi khi cá koi khi mới bắt về trại hoặc thả vào bể kính có thể mang đến rủi ro cho hồ. Chính bản thân người mua cũng sẽ không biết chú cá đó có mang đến mầm bệnh hay không và có thể lây nhiễm sang cho cả đàn cá.

Nếu các bác ngại đọc có thể xem video của chúng tôi:

Bên cạnh đó, khi bắt từ hồ cá này sang hồ cá khác, cá koi cũng cần phải cách ly để đảm bảo không cảm thấy bị sốc do thay đổi môi trường đột ngột. Với những hồ lớn, trại lớn, có đầu tư, nuôi dưỡng và chăm sóc bài bản, bạn sẽ thấy có những hồ cách ly riêng cá koi khi mới bắt về để đảm bảo cá hoàn toàn khỏe mạnh và khi được bán ra sẽ luôn trong tình trạng tốt nhất. Còn với những cơ sở nhỏ lẻ hoặc người chơi cá thông thường thì cơ sở vật chất, thiết bị có tể không đảm bảo. Như vậy, việc cách ly cá koi khi mới bắt về trại là rất quan trọng.

Có thể bạn quan tâm: CÁC LOẠI CÁM CÁ KOI – THỨC ĂN KOI NHANH LỚN VÀ TĂNG MÀU

Quy trình thả và dưỡng cá được Nonbo áp dụng 99% cá không chết

Bước 1: Chuẩn bị nước trong hồ, thay nước:

Nước trong hồ rất quan trọng, nếu hồ chưa thả cá bao giờ, mới chỉ chạy nước vài tháng hoặc hồ đã từng thả cá nhưng vì một lý do nào đó phải dừng lại các bác nên thay khoảng từ 50-80% lượng nước, không nên tiếc nước. Nếu hồ vẫn đang nuôi cá, nên cho cá dừng ăn hoàn toàn 3-5 ngày để nước sạch, nước mới và cũng nên thay khoảng từ 50-80% lượng nước, không nên tiếc nước cũ. Điều này sẽ giúp cá không bị sốc môi trường, không bị nhớt hay ốm.

Hồ cá koi thi công bởi Công Ty Tiểu Cảnh Non Bộ

Bước 2: Chuẩn bị muối:

Kinh nghiệm của nhà trại Nhật Bản, nâng lên 7% muối, hàm lượng muối như vậy sẽ giúp cá khỏe mạnh hơn. Điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Trước tiên, nếu cá bị tuột nhớt sẽ giúp cá đề kháng tốt hơn, làm lành vết thương nhanh hơn.
  • Thứ 2, trong quá trình vận chuyển, cá có thể bị bệnh và có nhiều virus, nấm gây bệnh sẽ phát triển rất nhanh. Nếu cá bị dịch bệnh, muối sẽ khiến virus, mầm bệnh ngừng phát triển, cá tăng đề kháng tốt hơn, dễ dàng chống chọi lại bệnh tật tốt hơn, hạn chế tối đa bệnh tật. Đặc biệt là tình trạng cá bị tuột nhớt.
  • Thứ 3, giai đoạn mới cho cá về nên cách ly, chỉ cho cá ăn một chút, không nên cho ăn quá no. Tuy nhiên, thức ăn cần phải đảm bảo vitamin và khoáng chất. Nếu cá ăn quá no, nước vẫn chưa ổn định dẫn đến việc cá bị bội nhiễm lại, làm cho cá bị bệnh nặng hơn. Do vậy, đến ngày thứ 6,7 mới cho cá ăn dặm.

Bước 3: Thực hiện quy trình phòng bệnh cho cá

Từ ngày thứ 5 đến ngày 14, cần phải phòng bệnh (bao gồm bệnh từ tác nhân bên ngoài và tác nhân từ nội tạng bên trong con cá).

Việc lựa chọn được đàn Koi khỏe mạnh thả vào hồ là bước đầu an tâm về sức khỏe của đàn koi trong hồ rồi.

Đối với bệnh bên ngoài:

Cá có thể bị bệnh về trùng hoặc sán gây tổn thương. Khi bị, cá sẽ bị tổn thương lá mang hoặc vẩy. Ngoài ra, điều này sẽ khiến phát triển các loại nấm, lở loét, nhiễm bệnh.

Vì thế, cần phải sát khuẩn các loại trùng và sán trước khi thả cá. Bạn nên chọn loại thuốc diệt cả trùng cả sán tổng hợp, không nên chọn loại thuốc diệt sán hay trùng riêng. Điều này sẽ khiến cá bị suy yếu, tốt hơn hết nên dùng các loại thuốc tổng hợp. Nếu dùng thuốc hóa học có thể khiến cá bị bệnh nặng hơn, không ăn được.

Đối với diệt nấm và diệt khuẩn:

Có thể dùng loại thuốc chuyên thủy sản BKC800 – loại thuốc này khá nổi tiếng và đang có thương hiệu trên thị trường thủy hải sản. Có thể dùng loại thuốc này từ ngày thứ 6, nghỉ ngày thứ 7 và tiếp tục vào ngày thứ 8. Nếu bị trùng mỏ neo có thể tiếp dùng thêm ngày thứ 9. Sau khi thực hiện dùng BKC thì thay nước và giảm dần muối xuống, mỗi ngày giảm xuống 10% nước.

Tùy theo tình trạng của cá thì cho ăn nhẹ, kiểm tra môi trường vi sinh của nước như thế nào mới cho ăn tiếp.

Bước 4: Cho cá ăn vi sinh:

Có thể mua các loại vi sinh cho thủy sản đang bán bên ngoài thị trường.

Bước 5: Cho cá ăn nhẹ:

Thực hiện cho ăn tăng nhẹ theo thời gian. Mỗi ngày chỉ tăng 1 chút, ngày sau so với ngày trươc tăng khoảng 10%, không nên cho ăn no vì khi cá thải ra, hệ vi sinh không đáp ứng được. Ngoài ra, cá ăn no có thể bị sốc và bị bệnh.

Lưu ý, cho dù thả 1 con hay thả 1 đàn cá cũng cần phải thực hiện áp dụng quy trình này.  Các bác muốn koi luôn khỏe mạnh, không nên bỏ qua bất cứ quy trình nào.

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Exit mobile version