Đào Văn Quang - CEO
Trong môi trường sống hàng ngày của mình, cá koi sẽ bị nảy sinh không ít vi khuẩn có hại đối với sức khỏe của cá, nguy hiểm hơn là chúng có thể làm cá bị chết. Do vậy, thực hiện vệ sinh hồ cá koi là rất cần thiết để giúp cá luôn khỏe mạnh, phát triển một cách tốt nhất.
Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại nên việc vệ sinh hồ cá koi khá dễ dàng, thậm chí là có nhiều cách để không cần phải thay nước thường xuyên cho hồ. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến những người chơi cá koi cách vệ sinh nước hồ cá koi khi gặp một số tình trạng không đáng có.
Do vậy, cần phải vệ sinh hồ cá koi theo định kỳ để giúp cá có được môi trường sống trong lành, khỏe mạnh, cảnh quan trong hồ lúc nào cũng luôn tươi mới. Điều này cũng sẽ giúp phong thủy ngôi nhà tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: BIẾT TẤT CẢ KIẾN THỨC VỀ CÁ KOI TRƯỚC KHI NUÔI
Thông thường, một số người nuôi cá koi chủ yếu chỉ quan tâm đến việc dinh dưỡng cho cá vì họ nghĩ nếu chăm sóc như vậy sẽ giúp cá khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quên rằng, sức khỏe của cá luôn là điều quan trọng nhất. Để giúp cá luôn khỏe mạnh, yêu cầu chính là cần phải có quy trình vệ sinh hồ cá đúng chuẩn. Bạn có thể thực hiện theo cách hướng dẫn vệ sinh hồ cá koi sau đây:
Các công việc liên quan đến vệ sinh hồ cá koi bị bẩn
Tùy vào độ rộng của hồ cá 1 day
Lâu ngày, nước hồ cá koi bị vàng đục và có nhiều vi khuẩn do trong hồ có nhiều chất thải từ cá, nguồn thức ăn thừa của cá. Nếu hồ cá koi bị đục mà không thực hiện vệ sinh nguồn chất thải, cặn bạ này sẽ là yếu tố trực tiếp sản sinh ra vi khuẩn, làm gây hại cho cá. Việc cho cá ăn hợp lý và vệ sinh môi trường trong nước dành cho cá là điều hoàn toàn càn thiết.
Công tác này cần được thực hiện theo định kỳ, đúng kĩ thuật để giúp loại bỏ những nguồn sinh vật có hại đi vào theo nguồn nước.
Hồ cá koi bị rêu xanh chủ yếu là xuất hiện tại tường, đáy bể cá. Các loại rêu và tảo này xuất hiện sẽ gây hại đến sức khỏe của cá. Do vậy, khi thực hiện tiến hành vệ sinh hồ cá koi thì tốt nhất gia chủ nên chú ý đến việc vệ sinh thành tường và đáy bể. Lưu ý, khi vệ sinh hồ cá koi thì cần phải đưa cá sang một môi trường mới, tránh việc trong quá trình vệ sinh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Và khi thay nước nên thay tối đa khoảng 30% nước trong hồ. Điều này sẽ giúp cá không bị sốc nước.
Những dụng cụ này thường có mặt trực tiếp tại môi trường sống của cá koi. Do vậy, gia chủ cũng cần phải chú ý để loại bỏ tất cả các vi khuẩn có hại.
Tất cả những dụ cụ thay nước cho hồ cá koi đều cần phải được làm sạch, kèm theo khăn lau và chậu. Những dụng cụ khi tiếp xúc với môi trường nước trực tiếp, nếu không được làm sạch sẽ chính là nguồn bệnh gây hại cho cá.
Sau khi đã chuẩn bị các dụng cụ sẵn sàng, gia chủ cần thực hiện hút nước ra khỏi bể. Như chúng tôi đã chia sẻ phía trên, chỉ nên hút tối đa 30% nước. Đối với những hồ nuôi cá koi có thể tích trên 20m3 thì cần xả lọc và cấp lượng nước bốc hơi, chẳng hạn như hồ cá bị bọt, không cần thiết phải thay nước theo định kỳ.
Tùy theo từng thiết kế hồ cá koi mà gia chủ có thể cho nước thoát ra ngoài khác nhau. Nếu hồ cá có thêm lỗ thoát, cần phải đảm bảo ống nước đã được nối khít với lỗ thoát để giúp nước không bị chảy ra ngoài.
Có nhiều loại rêu bị sinh sôi trong bể cá nhưng nhìn bề ngoài không thấy hết được, chỉ khi sờ vào mới thấy một lớp đục nhờ và nhớt. Đó chính là dấu hiệu tồn tại của rong rêu. Đối với những hồ cá koi trong nhà có tấm kính, gia chủ có thể dùng thỏi nam châm có độ từ tính thích hợp với tấm kính mà chùi. Cũng đừng quên phải vệ sinh thỏi nam châm thật sạch trước và sau khi chùi để dùng cho những lần sau nhé.
Bộ lọc vốn là phụ kiện quan trọng của hồ cá koi. Vì thé, khi thay nước cho bể cá thì các gia chủ cũng không nên bỏ qua công đoạn kiểm tra và vệ sinh bộ lọc nhé. Nước đầu ra chảy yếu chính là tín hiệu cảnh báo vi khuẩn sẽ ngộp thở và thậm chí là nước sẽ bị ô nhiễm. Đối với trường hợp này, gia chủ cần phải làm sạch đầu hút hoặc thiết bị đầu hút hoặc chất liệu lọc. Không nên thay đầu lọc vì có thể khi thay bạn sẽ làm mất đi vi khuẩn có ích.
Sau khi đã làm sạch xong các yếu tố khiến hồ cá koi bị bẩn, bạn nên thêm nước để bù lại lượng nước mà bạn đã rút ra và cũng để bù cho lượng nước đá đã bốc hơi trước khi thay nước. Càng ít nước thì độ mặn trong nước sẽ càng tăng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cá koi. Do vậy, bạn chỉ cần cho đủ lượng nước vào trong bể cá mà thôi.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần phải chú ý đến nhiệt độ của nước khi cho vào.
Nhiệt độ lý tưởng nhất là nhiệt độ của nước bên trong phải bằng nhiệt độ nước bên ngoài để giúp cá không bị sốc nhiệt. Khi cho nước vào thì cho từ từ từng phần một để cá có thể thích nghi dần. Nếu như thay nước vào mùa đông, bạn nên cho cá ăn trước một chút thức ăn trước khi thay nước để giữ ấm cơ thể. Và lượng nước thay có thể ít hơn so với mùa hè.
Tham khảo thêm: Các mẫu bản vẽ thiết kế hồ cá koi tham khảo
Trên đây là cách xử lý và vệ sinh hồ cá koi. Thật đơn giản phải không?. Nếu như thực sự chưa tự tin với kiến thức cũng như khả năng của mình, tốt hơn hết bạn nên tìm đến các công ty tư vấn uy tín nhé.
Tôi là Đào Văn Quang – CEO của công ty, chuyên gia mua bán và nuôi cá koi, cá rồng, có trang trại cá koi hơn 5000m2 tại An Dương Tây Hồ. Ngoài ra tôi chuyên thiết kế và thi công trong lĩnh vực tiểu cảnh, non bộ, bể cá, thi công hồ cá koi, thác nước phong thủy. Là người chịu trách viết chia sẻ kiến thức cá rồng, cá koi và nhiệm kiểm duyệt nội dung, hình ảnh của website. Nếu bạn đọc muốn trao đổi kiến thức về non bộ, tiểu cảnh, hồ cá koi, thác nước phong thủy, có thể liên hệ tôi qua facebook, twitter của tôi bên dưới: